Who's Online

Trang web hiện có:
28 guests & 0 thành viên trực tuyến

Thống kê truy cập

1145613
Trong ngày
Tổng cộng
32
1145613

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh - Chương III

Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh - Chương III

 

1/ Đây là mộ mẹ tôi

Trong những ngày hừng hực không khí cách mạng tháng 8 năm 1945, Nguyễn Sinh Khiêm lúc này đã 57 tuổi nhưng vẫn hăng hái đội mũ ca lô, vai vác súng gỗ cùng với nhân dân đi diễu hành biểu dương lực lượng cách mạng.
Ngày chủ nhật (27-10-1946), Nguyễn Thị Thanh đã ra tận Hà Nội để gặp gỡ, thăm hỏi em trai mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một tuần lễ sau, khi Nguyễn Thị Thanh trở về Kim Liên, thì ngày chủ nhật (03-11-1946) Nguyễn Sinh Khiêm lại ra Hà Nội gặp em trai mình.
Nhắc đến sự kiện này, Hồ Quang Chính kể:

“Khoảng 10h30phút ngày 03-11-1946, chúng tôi (tức Hồ Quang Chính và Nguyễn Sinh Thọ lúc đó đang học lớp Mật mã do Bộ Tổng tham mưu quân ủy mở (BT).) được bác cả Khiêm (anh ruột Bác Hồ) đến bảo: “Hôm nay ông đến thăm ông Hồ, bà Thanh dặn ông đến gọi hai cháu, cho hai cháu cùng đi với ông cho vui”... Bác cả Khiêm đưa cho anh Thọ xách một tay nải đầy cam xã Đoài, Bác đưa cho tôi cầm túi xách của Bác và khen chúng tôi chóng lớn. Ba ông cháu đi bộ lên Bắc bộ phủ (nay là nhà khách của Chính phủ ở đường Ngô Quyền (Hà Nội)). Đến cổng gác ở Bắc bộ phủ, vì chúng tôi đã tới đây hai lần nên anh Thọ đến báo cáo với đồng chí gác cổng: “Đây là ông Cả Khiêm, anh ruột Cụ Hồ, đề nghị đồng chí cho chúng tôi lên gặp Cụ”.
Các đồng chí nhìn bác Khiêm hao hao giống Bác Hồ vội vàng báo cáo lên văn phòng, ít phút sau các đồng chí mời và dẫn chúng tôi lên tầng hai ngồi đợi ở phòng bên, kề phòng Bác làm việc và cũng là cái phòng cách đây một tuần, Bác đã gặp và trò chuyện với bà Thanh mà chúng tôi cũng đã được dự.
Khoảng 10 phút sau, tức lúc 11h30phút cánh cửa phòng làm việc của bác từ từ mở. Bác Hồ vẫn đôi mắt sáng ngời và hiền từ, vẫn trong bộ kaki vàng, bạc màu, đi thẳng vể phía ông cháu chúng tôi. Cũng như bà Thanh gặp Bác, bác cả Khiêm chạy lại ôm chầm lấy Bác Hồ với giọng cười khoan khoái mà chúng tôi thường gặp, nhưng nét mặt cảm động, bác Khiêm vừa cười, vừa nói: “Chú, chú Cung (Cung là tên Bác Hồ hồi nhỏ), chú có khỏe không? Anh em mình xa nhau lâu quá!". Chòm râu của Bác Hồ rung chạm vào má bác Khiêm, nét mặc Bác Hồ cảm động, nhưng vui tươi, Bác nói: “Anh mới ra, anh khoẻ không? Quý hóa quá, chị Thanh về trong đó có khoẻ không anh? Hôm chị ra đây có hai cháu này cùng đến với em, nhưng em quá bận không tiếp được nhiều. Em có mời chị và hai cháu ở chơi đến chiều, nhưng chị về”. Bác Khiêm trả lời: “Chị Thanh về có nói chuyện lại bảo chú gầy lắm, công việc bận rộn suốt ngày, bà con ai cũng đến hỏi thăm và lấy làm sung sướng". Bác Hồ mời bác Khiêm ngồi và chỉ ghế cho phép chúng tôi cùng ngồi. Bác Hồ cười vui vẻ, làm cho không khí trong phòng vui và đầm ấm thân mật thêm.
Bác Hồ rút thuốc lá mời bác Khiêm hút, Bác khiêm huơ tay không nhận: “Tôi hút thuốc lá Cẩm Lệ quen rồi, thuốc đó nhẹ để chú dùng”.
Bác Hồ cười và đọc một câu thơ:

“Chốc đà mười mấy năm trời
Còn non, còn nước, còn người hôm nay”.

Bác Khiêm đang cuốn thuốc lá Cẩm Lệ cũng đọc luôn:

“Thỏa lòng mong ứơc bấy lâu
Nước non rợp bóng cờ bay đón người”.

Bác Khiêm nói: “Hôm nay ông cháu đến thăm chú, tôi mang biếu chú ít quả cam Xã Đoài". Bác Khiêm bảo anh Thọ xách gói cam để lên bàn. Bác Hồ cảm động cười vui. Bác hồ chớp chớp mắt, yên lặng và hỏi bác Khiêm về tình hình Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, huyện Nam Đàn, về các hoạt động của chính quyền, của đoàn thể địa phương, của một số người thân và bạn bè hồi niên thiếu của Bác, Bác Khiêm lần lượt trả lời và nói: “Chú đi lâu mà chú tài nhớ thế?”. Bác Hồ lại nói luôn: “Chẳng những mình khơm công mà hàng chục triệu đồng bào hồi đó cũng “Khơm công”. Lúc đó chúng tôi ngồi nghe nhưng chưa hiểu, sau khi về có hỏi bác Khiêm, mới biết tên bác Khiêm, Bác Hồ từ bé nói chệch đi một tý theo giọng địa phương là Khơm và Công. Khơm công nói lái lại là không cơm. Ý nói thời niên thiếu Bác và gia đình cụ Phó bảng Sắc túng thiếu.
Nhân đang vui vẻ, bác Khiêm có hỏi Bác Hồ: “Tôi muốn hỏi riêng chú, việc gia đình riêng của chú ra sao?" Bác Hồ thong thả trả lời: “Cảm ơn anh, em chưa bao giờ dám nghĩ đến việc này, đến nay đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi”. Bác cười vui vẻ nói:“Mình không phải là người tu hành nhưng vì việc nước phải quên việc nhà”. Bác Khiêm biết ý không hỏi thêm nữa và nói tiếp:“Chú có ý định lúc nào về thăm quê?”. Bác Hồ thong thả trả lời: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình là công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu”.
Đúng như lời dự đoán của Bác Hồ, mãi 11 năm sau, cũng là ngày chủ nhật (16-5-1957) Bác Hồ mới trở về thăm quê lần đầu tiên. 
Sau khi được gặp Bác Hồ ngày 03-11-1946 tại Thủ đô Hà Nội, Nguyễn Sinh Khiêm trở về quê báo tin cho bà con trong họ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là em Nguyễn Sinh Cung của mình. Mấy ngày sau đó Nguyễn Sinh Khiêm và Hoàng Xuân lên đỉnh núi Động Tranh thấp, chỉ cụ thể vị trí ngôi mộ mà ông đã tán bằng hồi tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942), và nói: “Đây chính là ngôi mộ của mẹ tôi”. Hôm đó bà con hai họ đã lấy đá núi đấp thành nấm mộ nhỏ và cắm bia: “Hoàng Thị Loan chi mộ- 1968-1901”. Từ đó hàng năm cứ đến kỳ tảo mộ bà con trong họ lại đắp thêm đá lên cho ngôi mộ ngày một to lớn hơn.

2/ Dáng vóc mới của khu mộ trên núi Động Tranh:

 
Mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Đại Huệ

Những người trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ ở khắp cả ba kỳ của nước Việt Nam. Cụ Nguyễn Sinh Sắc yên nghỉ ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, phần mộ nằm bên dòng sông Tiền. Cụ Hoàng Thị Loan lúc đầu yên nghỉ trên núi Tam Tầng thuộc dãy núi Ngự Bình, bên dòng sông Hương, sau cát táng về núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, bên dòng sông Lam. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ba Đình, thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, bên dòng sông Hồng.
Một ngày đầu mùa xuân năm 1983, đồng chí Vũ Kỳ, nguyên là Thư ký riêng của Bác từ ngày 26-8-1945 đến ngày Bác đi về “thế giới người hiền” (ngày 02-9-1969), lúc đó là Viện phó Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, vào công khảo sát thực địa ngôi mộ.
Thấy ngôi mộ tọa lạc trên một vị trí đẹp tuyệt vời, phong cảnh hữu tình. Đứng ở ngoài khu mộ nhìn về phía Nam thấy rõ dãy núi Thiên Nhận, có thành Lục Niên của Lê Lợi ở đỉnh Hoàng Tâm, nơi La Sơn phu tử ẩn dật và Sùng Chính thư viện ở đỉnh núi Bùi Phong, thấy rõ núi Đụn nơi có thành Vạn An và mộ của Mai Hắc Đế. Nhìn về phía Tây thấy bạt ngàn các đỉnh Hải Thủy, Hồ Cương, Đại Vạc, có chùa Đại Tuệ, có thành nhà Hồ. Nhìn về phía Đông có dãy Đại Hải, Độc Lôi. Phía đông nam có núi Thanh Lam và cột cờ Trương Phụ trên đỉnh núi.

Đứng ở khu mộ bà Hoàng Thị Loan còn thấy rõ ràng Đan Nhiệm, quê hương Phan Bội Châu; làng Thông Lạng, quê hương của Lê Hồng Phong; xã Hưng Nhân quê hương của Phạm Hồng Thái; làng Tùng Ảnh, quê hương của Trần Phú; làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng; làng Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Đặc biệt vị trí này chỉ cách quê hương bà Nguyễn Thị Kép, bà ngoại của Bác Hồ ờ làng Kẻ Sía chưa đầy 2km và thấy rõ toàn cảnh quê hương Chung Cự với bảy làng: Kim Liên, Hoàng Trù, Ngọc Đình, Tình Lý, Vân Hội, Nguyệt Quả, Khoa Cử, đều ở quanh núi Chung. Núi Chung có 3 đỉnh, thế núi đẹp như tranh vẽ: “Chung sơn tam đỉnh hình vương tự” - núi Chung ba đỉnh hình vương tử” (núi Chung ba đỉnh hình chữ vương).
Để trọn tình, trọn nghĩa với bà Hoàng Thị Loan, người mẹ kính yêu đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở thiếu thời, đồng chí Vũ Kỳ đề xuất Khu di tích Kim Liên làm tờ trình đề nghị UBND, Tỉnh uỷ Nghệ An, Bộ Văn hóa Thông tin và Trung ương Đảng cho phép tu sửa và nâng cấp khu mộ bà Hoàng Thị Loan cho đúng với tầm cỡ công lao của bà.
Ngày 5 tháng 7 năm 1983, Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ra Nghị quyết: NQ 03/TU quyết định xây dựng khu mộ Bà Hoàng Thị Loan cho khang trang đẹp đẽ.

Ngày 19 tháng 5 năm 1984, với tình cảm thành kính và lòng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, Bộ Tư lệnh quân khu IV đã làm lễ khởi công xây dựng lại ngôi mộ. Hài cốt bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên tại chỗ. Ngôi mộ hình chữ nhật dài 2m50, rộng 1m40 cao 1m50 nơi mà Nguyễn Sinh Khiêm đã chọn. Quanh mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương Liên Xô trước đây do Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng và những phiến đá cẩm thạch của mỏ đá Quỳ Hợp do tỉnh Nghệ Tĩnh sản xuất. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên tại chỗ của núi Đại Huệ. Phía trên mộ có dàn hoa che mát đồng dạng với dàn hoa tại khu vực nhà sàn của Chỉ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Đặt biệt dàn hoa được cách điệu, tượng trưng cho chiếc khung cửi dệt vải, một công cụ lao động đã gắn bó với cả cuộc đời của bà Hoàng Thị Loan. Dàn hoa che mát là bốn cụm hoa giấy do tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bình Trị Thiên trồng trong dịp làm lễ khánh thành ngôi mộ trên nền sân thượng hình bán nguyệt. Trước mộ có dựng tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của Bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen núi Nhồi, Thanh Hoá. Đường lên xuống để khách tới thăm viếng ngôi mộ được xây dựng men theo sườn núi hai bên mộ, đứng xa trông như hai dải lụa đẹp, mỗi bên dài khoảng 500m. men theo sườn đồi bên trái là đường lên mộ có 269 bậc, bên phải là đường xuống với 242 bậc, xây bằng đá, với cự ly thích hợp đảm bảo cho mọi lứa tuổi từ cụ già đến em nhỏ có thể lên xuống dễ dàng để chiêm ngưỡng cảnh quan khu mộ. Thung lũng trước mộ là vườn cây, hoa và gỗ quý rộng hơn 10 ha do cán bộ và chiến sĩ quân khu IV cải tạo nền đất và đào hố trồng cây. Hơn một ngàn cây đặc sản khắp các huyện, thành trong tỉnh đem về trồng như lát hoa, vàng tâm Quỳ Hợp, trám Thanh Chương, bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài, hồng Thạch Đài, Xuân Liễu, nhãn Đô Lương, chanh Nam Đàn, Hưng Nguyên, chè Anh Sơn, dứa Nghĩa Đàn, Yên Thành v.v…


Góc nhình chính diện mộ bà Hoàng Thị Loan

 

Trải dài hai bên khu mộ là rừng thông rộng 90ha nẩy lộc, đâm chồi xanh biếc mỗi độ xuân về.
Trước vườn cây đặc sản có nhà khách khang trang, luôn sẵn sàng chào đón đồng bào, đồng chí cả nước và khách quốc tế thăm viếng, ngoạn cảnh.
Từ ngày khánh thành (16-5-1985) lại nay đã có hàng triệu lượt người về đây thành kính thắp nén hương thơm tỏ lòng chân thành, ngưỡng mộ và biết ơn bà Hoàng Thị Loan, người mẹ của một vĩ nhân, mà sự vĩ đại đã vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của nhân loại.

 

 

Nguồn: www.lyhocdongphuong.org.vn

Share

may lam kem

camera quan sat

bot lam kem

lap dat camera quan sat