Who's Online

Trang web hiện có:
168 guests & 0 thành viên trực tuyến

Thống kê truy cập

1796701
Trong ngày
Tổng cộng
1333
1796701

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Siêu dự án gần 3 tỷ USD “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển đề xuất đổi 5% đất TP.HCM như thế nào?

Quỹ đất tập đoàn Tuần Châu đề xuất Tp.HCM bố trí để đối ứng đổi lấy siêu dự án đại lộ ven sông vào khoảng 12.400ha. Con số này thực sự gây “sốc”, tương đương 5% tổng diện tích TP.HCM (209.600 ha), gấp hơn 10 lần diện tích của quận 1 (gần 800ha).

Siêu dự án đại lộ ven sông Sài Gòn 3 tỷ USD như thế nào?

Hồi tháng 7 vừa qua, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh thuộc tập đoàn Tuần Châu đã đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đại lộ ven sông Sài Gòn với tổng vốn đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng (tương đương 2,8 tỷ USD) theo hình thức hợp đồng BT.

Theo giới thiệu của tập đoàn này, siêu dự án đại lộ ven sông có điểm đầu từ ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Quận 1) chạy dọc theo sông Sài Gòn đi về điểm cuối là cầu Bến Súc (Củ Chi).

Tuyến đường dài khoảng 63km, đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Bình Thạnh, quận 1. Theo tính toán của nhà đầu tư, khi đại lộ ven sông hoàn thành (sau 18 tháng triển khai), dự án sẽ tạo điểm nhấn cho TP.HCM nếu được thực hiện.

Tập đoàn Tuần Châu kiến nghị sử dụng 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư công để thực hiện dự án. Cụ thể, nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện công tác GPMB, chi phí tư vấn, xây lắp và chi phí dự phòng dự án. Ước tính, tổng các chi phí này lên tới 57.568 tỷ đồng, riêng chi phí lãi vay của dự án ước tính 5.932 tỷ đồng.

Với vận tốc dự kiến 100km/h, khi dự án hoàn thành sẽ chỉ mất khoảng 20-30 phút di chuyển từ Củ Chi về trung tâm thành phố.

“Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển muốn lấy 5% diện tích đất Tp.HCM, gấp hơn 10 lần diện tích Quận 1

Nếu siêu dự án đại lộ ven sông được duyệt, theo đề xuất của tập đoàn này, dự kiến sử dụng quỹ đất khoảng 12.398 ha, gồm cả quỹ đất thực hiện dự án và thanh toán cho nhà đầu tư.

Nếu được chính quyền địa phương chấp thuận phương án đổi đất lấy hạ tầng (BT), thì ông sẽ chọn Củ Chi và Cần Giờ để đổi cho dự án tuyến đường ven sông.

Theo tính toán của Tuần Châu, dự án đối ứng để đổi lấy đại lộ ven sông mà tập đoàn này dự kiến làm gồm: Sài Gòn New City (Củ Chi), Sài Gòn Marina (Cần Giờ), dự án di dời chợ hóa chất Kim Biên (mới đây tập đoàn Tuần Châu đã chính thức tuyên bố từ bỏ dự án này – PV)…

Đối với dự án Sài Gòn Marina City, địa điểm là tại bãi biển Cần Giờ, có tổng diện tích 1.430 ha, giáp ranh với dự án của Tập đoàn Vingroup. Theo chủ đầu tư, tổ hợp này bao gồm 9 phân khu đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh sống và du lịch của du khách, đó là khu khách sạn 5 sao, khu dịch vụ vui chơi giải trí, khu dã ngoại, khu văn hóa, đô thị hải sản...

Riêng dự án Sài Gòn New City và hồ điều hòa nước tại Củ Chi, có diện tích gấp khoảng 15 lần dự án Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm cộng lại.

Đã có một số phác thảo quy hoạch, kiến trúc cảnh quan của siêu dự án này được hé lộ. Theo tập đoàn Tầu Châu, dự án hình thành trên ý tưởng từ mô hình đô thị mới với dịch vụ thông minh trên thế giới như Mỹ, Tây Ban Nha, Singapore, Nhật…

Cũng theo đề xuất của tập đoàn này, nếu được duyệt trong 18 tháng sẽ cơ bản hoàn tất việc san lấp tạo mặt bằng và mở cửa giai đoạn 1 đối với dự án Sài Gòn Marina; san lấp và đầu tư các đường xương cá cho khu đô thị thông minh nối Đại lộ ven sông Sài Gòn – dự án Sài Gòn New City.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý cần lưu ý

Tại công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM góp ý đề xuất dự án đầu tư xây dựng đại lộ ven sông theo loại hình hợp đồng BT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý của đề xuất dự án này của Tuần Châu.

Bộ Kế hoạch và đầu tư khuyến cáo cần xem xét tính khả thi của việc bố trí các quỹ đất nêu trên trong bối cảnh nguồn lực đất đai hiện nay hạn chế. Do đây là dự án quy mô lớn nên cần đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường đối với người dân khu vực và thành phố,…vì vậy thành phố cần lấy ý kiến góp ý của các cơ quan chức năng đối với các vấn đề này.

Về phê duyệt đề xuất dự án, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành (Điều 17 Nghị định 136 của Chính phủ), do đó, Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND Tp.HCM thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với đề xuất sử dụng ngân sách đầu tư trên 10.000 tỷ đồng của Tuần Châu, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án có sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ trở lên cần được trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Cũng theo Bộ này, nội dung vốn nhà nước tham gia dự án, nhà đầu tư đề xuất được phân bổ chi phí GPMB, chi phí xây lắp, tư vấn,…là không phù hợp quy định hiện hành.

Về việc thực hiện dự án khác (dự án đối ứng), theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần được nghiên cứu, đánh giá rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc ngang giá với chi phí dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

Tổng mức đầu tư của dự án này là rất lớn gồm nhiều hạng mục phức tạp, nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần lấy ý kiến Bộ Xây dựng về tính chính xác, hợp lý của tổng mức đầu tư được đề xuất. Nhà đầu tư cần chứng minh khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn dự kiến huy động, tiến độ huy động, sự sẵn sàng các bên cho vay nhằm đảm bảo tính khả thi.

Cũng theo Bộ này, theo thông tin do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cung cấp thì dự án này không thuộc trường hợp chỉ định thầu (Tuần Châu đề xuất được chỉ định thực hiện), nên Bộ này đề nghị cần tổ chức đấu thầu rộng rãi.

Theo văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều nội dung quan trọng trên chưa được làm rõ hoặc chưa có giải trình cụ thể, nên Bộ này nhận thấy chưa có đủ cơ sở để nghiên cứu, góp ý nội dung Đề xuất dự án.

Gia Bảo

Theo Trí thức trẻ

Share

may lam kem

camera quan sat

bot lam kem

lap dat camera quan sat